Gỗ ghép là gì? Các loại gỗ ghép thanh phổ biến trong thiết kế nội thất

Gỗ là vật liệu không thể thiếu trong trang trí nội thất, làm cho căn phòng trở nên sang trọng và hiện đại hơn. Gỗ chính là một trong những vật liệu quan trọng để thiết kế nội thất cho nhà ở.

Tuy nhiên, việc trang trí nội thất bằng gỗ tự nhiên thì lại có chi phí khá đắt đỏ và nguồn rừng trồng tự nhiên thì đang ngày càng cạn kiệt. Chính vì vậy mà các vật liệu gỗ công nghiệp nói chung và gỗ ghép nói riêng chính là một giải pháp được nhiều người tính đến.

Gỗ ghép hay còn được gọi là gỗ ghép thanh

Sử dụng gỗ ghép thanh mang lại hiệu quả trong việc gia công, sản xuất đồ nội thất và giúp tiết kiệm được chi phí giá cả hiệu quả.

Gỗ ghép là một loại vật liệu còn khá mới với thị trường tiêu dùng Việt Nam, tuy nhiên nó lại có ứng dụng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Loại sản phẩm mới này được  ứng dụng vào trong thi công nội thất trong sản xuất tủ bếp, bàn ghế, kệ tủ…

Vậy, gỗ ghép là g? Đặc điểm cũng như ứng dụng của gỗ ghép thanh là như thế nào trong thiết kế nội thất? Hãy cùng với Nội thất Hoa Gỗ tìm hiểu về vật liệu nội thất này ngay bây giờ nhé!

Tìm hiểu về vật liệu gỗ ghép trong thiết kế nội thất

Gỗ ghép là gì?

Hiện nay trên thị trường thì gỗ ghép có các loại phổ biến đó là gỗ cao su ghép, gỗ thông ghép và gỗ ghép tràm…

Gỗ ghép hay còn được gọi là gỗ ghép thanh, loại vật liệu này được sản xuất từ việc ghép các thanh gỗ tự nhiên lại với nhau bằng các công nghệ hiện đại nhằm tạo nên một tấm gỗ có kích thước lớn.

Những thanh gỗ nhỏ này đều được trải qua một quy trình xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghiệp khá nghiêm ngặt để loại bỏ được các thành tố làm hại đến gỗ như là mối mọt, ẩm mốc. Từ đó, những thanh gỗ này sẽ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép rồi phủ sơn để tạo lên sản phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Hiện nay trên thị trường thì gỗ ghép có các loại phổ biến đó là gỗ cao su ghép, gỗ thông ghép và gỗ ghép tràm…

Gỗ ghép thường có độ dày là 12mm hoặc 18mm. Ngoài ra để tăng thêm tính kết dính cho gỗ, người ta có thể sử dụng thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).

Cấu tạo của gỗ ghép

Gỗ ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ ghép lại với nhau để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép công nghiệp.

Các loại gỗ có được sử dụng để tạo nên gỗ ghép thường là các loại gỗ có phi tiêu chuẩn như phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng hoặc gỗ có đường kính nhỏ, không dùng đóng đồ nội thất.

Ưu và nhược điểm của gỗ ghép

Do gỗ ghép có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nên loại gỗ này sở hữu rất nhiều ưu điểm

Khi đã giải đáp xong về mọi thông tin về gỗ ghép là gì, chắc hẳn nhiều người cũng sẽ có chung thắc mắc rằng liệu gỗ ghép có tốt không, loại vật liệu này được ứng dụng trong sản xuất và gia công nội thất có ưu điểm gì so với các loại vật liệu khác như gỗ công nghiệp MDF.

Do gỗ ghép có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nên loại gỗ này sở hữu rất nhiều đặc tính nổi bật như:

  • Do đã được tẩm sấy kỹ nên không bị mối mọt, cong vênh.
  • Độ bền của dòng gỗ này thì cũng không thua kém gỗ nguyên khối nếu có trình độ gia công tốt.
  • Có mẫu mã rất đa dạng cùng bề mặt đã được xử lý kỹ lưỡng nên có thể chịu xước và va đập tốt, cũng như là rất bền màu.
  • Vật liệu được lấy chủ yếu từ rừng trồng và không cần thân gỗ lớn nên có thể giải quyết được vấn đề khan hiếm gỗ tự nhiên hiện nay.
  • Giá thành không quá cao, thấp hơn từ 20 – 30% so với gỗ tự nhiên nguyên khối.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của dòng gỗ ghép, ván gỗ ghép chính là sự không đồng đều về màu sắc và vân gỗ do được lắp ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau.

Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh

Bước 1: Gỗ là nguyên liệu sau khi được thu về sẽ phải trải qua công đoạn sơ chế bằng hệ thống máy Ripsaw, chia nhỏ gỗ thành những thanh tiêu chuẩn.

Bước 2: Gỗ tiếp tục được xử lý tẩm sấy để loại bỏ hết các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt.

Bước 3: Dùng thiết bị máy ghép gỗ để ghép chặt các thanh gỗ với nhau theo kiểu ghép đã được cài đặt mặc định trước.

Bước 4: Sau xử lý bằng khô keo để tăng độ kết dính của tấm gỗ vừa ghép.

Bước 5: Đưa gỗ vào máy chà nhám để có thể làm nhẵn bề mặt gỗ

Bước 6: Gia công tạo thành sản phẩm hoàn thiện: phủ veneer, laminate hoặc phủ sơn hoàn thiện.

Một số loại gỗ ghép được sử dụng phổ biến

Trong thiết kế và thi công nội thất chung cư, nhà phố, vật liệu gỗ ghép ngày càng được ứng dụng rộng rãi bởi nó vừa mang lại tính thẩm mỹ cao, chất lượng tốt mà lại vừa có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.

Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng gỗ ghép của người tiêu dùng ngày càng nhiều, thì hiện nay gỗ ghép đã được sản xuất với nhiều loại hơn, phổ biến với 3 loại đó là gỗ thông ghép, gỗ cao su ghép, gỗ tràm ghép.

Gỗ thông ghép

Bộ bàn ăn được làm bằng gỗ thông ghép

Gỗ ghép thông là loại gỗ được ghép từ nhiều các thanh gỗ thông tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau bằng chất keo chuyên dụng, dưới nhiệt độ và áp suất đúng quy định. Gỗ ghép thông được khá nhiều người yêu thích bởi có vân gỗ đẹp mắt, mềm mại, có màu gỗ tự nhiên và hài hòa để tạo nên một không gian ấm áp.

Gỗ ghép thông với bề mặt có vân gỗ tự nhiên, màu sắc đẹp, có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng trong việc di chuyển và thay đổi vị trí chính vì vậy mà nó thường được ứng dụng nhiều ở trong việc sản xuất các đồ nội thất như bàn ghế, tủ gỗ hay kệ gỗ.

Gỗ cao su ghép

Gỗ cao su chính là dòng gỗ công nghiệp được dùng nhiều trong thiết kế, gia công nội thất hiện nay.

Gỗ ghép cao su được ghép từ các thanh gỗ cao su, qua các công đoạn xử lý mối mọt. Gỗ ghép cao su có sự thân thiện với môi trường, gỗ có trữ lượng ổn định và được trồng mới một cách thường xuyên do đó không lo bị giảm trữ lượng của gỗ.

Đây là dòng cây mang lại giá trị công nghiệp là chính nhưng xét đến chất lượng gỗ cao su cũng khá tốt và không thua kém gì những dòng gỗ tự nhiên khác.

Gỗ tràm ghép

Gỗ ghép tràm là loại gỗ được sản xuất từ nguyên liệu chính từ loại gỗ tràm bông vàng hay gọi keo lá tràm.

Những thanh gỗ tràm nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí.

Gỗ ghép tràm không mối mọt và côn trùng tấn công, là loại gỗ có độ bền cứng trong điều kiện mưa, nắng nên rất thích hợp làm ván sàn, tủ quần áo mà giá rẻ hơn các loại gỗ ghép tự nhiên khác.

Trên đây là những thông tin mà Nội thất Hoa Gỗ cung cấp cho bạn về gỗ ghép thanh, ưu nhược điểm cũng như ứng dụng và các loại gỗ ghép phổ biến trên thị trường.

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn có được sự lựa chọn chắc chắn về loại vật liệu gỗ ghép để trang trí nội thất cho không gian sống của mình nhé.

Nội thất Hoa Gỗ là một trong những công ty nội thất uy tín tại TPHCM, chúng tôi có xưởng mộc chuyên sản xuất và gia công đồ nội thất gỗ ghép thanh chất lượng, giá rẻ.

Để tìm hiểu thêm về thông tin công ty, quý khách vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Trang Trí Nội thất Hoa Gỗ

Địa chỉ: 499/20 ấp 6, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM

Hotline: 0898 122 079

Email: noithathoago@gmail.com

Website: noithathoago.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Liên hệ