Ứng dụng của nguyên tắc tam giác vàng trong thiết kế nhà bếp

NỘI THẤT HOA GỖ > Kinh nghiệm hay > Kinh Nghiệm Hay > Ứng dụng của nguyên tắc tam giác vàng trong thiết kế nhà bếp

Ứng dụng của nguyên tắc tam giác vàng trong thiết kế nhà bếp

|26/11/2020

Nhà phố, căn hộ chung cư hay bất kỳ không gian nào, bên cạnh phòng khách, phòng ngủ thì thiết kế nội thất phòng bếp cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, việc thiết kế căn bếp cần tuân thủ theo một số nguyên tắc, quy tắc nhất định để đảm bảo không gian khoa học, hợp lý nhất.

Nguyên tắc tam giác vàng trong thiết kế nhà bếp
Nguyên tắc tam giác vàng trong thiết kế nhà bếp

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong thiết kế nội thất phòng bếp đó là nguyên tắc tam giác vàng. Việc thiết kế bếp tuân thủ theo quy tắc  bố trí tam giác bếp hoàn hảo sẽ giúp cho công việc nội trợ và và việc di chuyển trong quá trình nấu nướng sẽ dễ dàng hơn.

Vậy, nguyên tắc tam giác bếp là gì và cách sắp xếp, bố trí nội thất căn bếp theo nguyên tắc này như thế nào? Hãy cùng với Nội thất Hoa Gỗ tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Nguyên tắc tam giác vàng trong thiết kế nội thất nhà bếp là gì?

Tam giác hữu dụng hay còn được gọi là tam giác hoạt động (work triangle), đây là thuật ngữ được dùng trong thiết kế tủ bếp, được sử dụng để xác định cách bố trí bếp hiệu quả, xét cả về mặt thẩm mỹ và công năng. 

KTS cần tính toán kỹ lưỡng khoảng cách, cách bố trí 3 vị trí trong tam giác bếp
KTS cần tính toán kỹ lưỡng khoảng cách, cách bố trí 3 vị trí trong tam giác bếp

Hiện nay, có rất nhiều cách thiết kế bếp như kiểu chữ I, U, G, song song hay kiểu bếp hòn đảo. Tuy nhiên, tất cả ý tưởng thiết kế bếp trên đều phải đảm bảo nguyên tắc “vùng tam giác hoạt động”. 

Trước khi thiết kế không gian nội thất phòng bếp, KTS cần tính toán kỹ lưỡng khoảng cách, cách bố trí 3 vị trí trong tam giác bếp để công việc nhà bếp được thực hiện một cách thuận tiện và hiệu quả. Để hình thành nguyên tắc tam giác hiệu quả trong phòng bếp, các chuyên gia thiết kế căn cứ theo 3 khu vực chức năng chính của tủ bếp, bao gồm:

•          Khu vực nấu: bếp nấu (đặt ở mặt tủ bếp dưới)

•          Khu vực rửa: Chậu và vòi rửa (nơi làm sạch thực phẩm)

•          Khu vực lưu trữ thực phẩm: Tủ lạnh

Tam giác bếp được hình thành khi nối 3 vị trí: nấu, rửa và lưu trữ thực phẩm
Tam giác bếp được hình thành khi nối 3 vị trí: nấu, rửa và lưu trữ thực phẩm

Tam giác bếp được hình thành khi nối 3 vị trí trên. Và để tam giác bếp đạt hiệu quả cao nhất khi 3 khu vực này càng gần nhau càng tốt.

Ý nghĩa ứng dụng của tam giác hữu dụng trong thiết kế phòng bếp là việc sắp xếp vị trí của ba thiết bị này gần nhau một cách hợp lý, không quá xa cũng không quá gần nhằm tối ưu các bước di chuyển trong bếp và giảm thiểu thời gian nấu nướng cho người nội trợ. 

Nguyên tắc tam giác bếp hiệu quả là sắp xếp, bố trí phòng bếp hợp lý từ thẩm mỹ đến công năng
Nguyên tắc tam giác bếp hiệu quả là sắp xếp, bố trí phòng bếp hợp lý từ thẩm mỹ đến công năng

Nguyên tắc tam giác hiệu quả là sự sắp xếp, bố trí phòng bếp hợp lý từ thẩm mỹ đến công năng, tuân thủ quy tắc di chuyển của người nội trợ, đảm bảo khoảng cách đi lại ngắn nhất nhưng hiệu quả nhất.

Đặc điểm nguyên tắc tam giác bếp

Ngày nay, không gian phòng bếp hiện đại được phân bổ thành các khu vực riêng. Do đó, một không gian bếp đủ rộng có thể phân chia khu vực rõ ràng. Tuy nhiên, ở ba khu vực tạo nên tam giác hữu dụng trên nếu quá xa nhau sẽ khiến người nội trợ mất thời gian di chuyển, còn nếu quá gần sẽ làm không gian nấu nướng trở nên chật hẹp, người nội trợ cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi thao tác.

Nguyên tắc tam giác bếp phải đảm bảo khoảng cách đi lại ngắn nhất nhưng hiệu quả nhất.
Nguyên tắc tam giác bếp phải đảm bảo khoảng cách đi lại ngắn nhất nhưng hiệu quả nhất.

Để tối ưu không gian căn bếp, khi thiết kế cần đảm bảo nguyên tắc tam giác bếp theo các đặc điểm sau đây:

•          Không có cạnh nào của tam giác ngắn hơn 120cm, hay dài hơn 270cm;

•          Tổng chiều dài của cả ba cạnh không ít hơn 400m, hay không quá 790cm;

•          Tủ bếp hay vật chướng không nên chặn bất kỳ cạnh nào của tam giác quá 30cm;

•          Khoảng cách giữa tủ bếp đến bộ bàn ghế ăn cao cấp hay đảo bếp hiện đại tối thiểu 120cm;

•          Bồn rửa nên có khoảng sử dụng mỗi bên ít nhất 60cm;

•          Khu vực dùng để chuẩn bị bữa ăn nên đặt cạnh bồn rửa và có khoảng sử dụng ít nhất là 90cm

•          Khu vực bếp nấu có khoảng cách sử dụng tối thiểu là 38cm, nếu đặt gần khu vực rửa thì khoảng cách ít nhất là 50cm để đảm bảo yếu tố phong thủy.

•          Khoảng cách từ mặt bàn bếp đến tủ lạnh không quá 120cm.

•          Vị trí đặt tủ lạnh phải chừa khoảng rộng tối đa 65cm bởi các loại tủ lạnh 1 cánh hiện nay có bề rộng tối đa 80cm. Nếu dùng tủ 2 cánh phải chừa khoảng rộng là 100cm;

•          Nếu có thể, luồng lưu thông chính trong nhà không nên cắt ngang qua bất cứ cạnh nào của tam giác;

•          Các vật chướng cao như tủ bếp, kệ treo tường không được chặn cùng lúc hai điểm bất kỳ trong ba điểm này.

Ý tưởng thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ hiện đại, tiện nghi
Ý tưởng thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ hiện đại, tiện nghi

Trên đây là những chia sẻ của Nội thất Hoa Gỗ về cách bố trí chức năng của khu vực bếp theo nguyên tắc tam giác bếp. Hy vọng với những thông tin bổ ích có thể giúp bạn tự tay hoàn thiện nội thất căn bếp cho tổ ấm của mình. Nếu bạn gặp phải khó khăn trong việc thiết kế nội thất phòng bếp, hãy liên hệ với Nội thất Hoa Gỗ để được tư vấn cũng như hỗ trợ tốt nhất.

Để tìm hiểu thêm về thông tin công ty, quý khách vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Trang Trí Nội thất Hoa Gỗ

Địa chỉ: 499/20 ấp 6, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM

Hotline: 0898 122 079

Email: noithathoago@gmail.com

Website: noithathoago.vn

Share this post: